CỬA LƯỚI CHẮN MUỖI - CHẮN CÔNG TRÙNG
I. Những lợi ích khi sử dụng cửa lưới chống muỗi
1) Cửa lưới chống muỗi là gì?
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng là cửa có các mắt lưới rất nhỏ để ngăn muỗi và các con côn trùng bay vào nhà vô cùng hiệu quả. Cửa dạng này phong phú về kiểu dáng và lưới cũng có nhiều vật liệu. Cửa lưới chống muỗi còn được mọi người gọi là cửa lưới chắn côn trùng. Cửa lưới chống muỗi thường được lắp đặt ở các cửa sổ, cửa đi ra ban công và các cửa chính đại hội...
2) Lợi ích khi dùng cửa lưới chống muỗi
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng có vô vàn lợi ích cho người sử dụng, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
-
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng ngăn chặn muỗi và các côn trùng sâm nhập vào nhà
Công dụng đầu tiên của Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng là ngăn chặn các “vị khách không mời mà đến”. Chắc hẳn các bạn không muốn mời muỗi cánh và các thể loại côn trùng bay vào nhà mình phải không?
Nhưng chúng cứ hiên ngang mà bước vào nhà và bạn thì mệt mỏi phải đuổi chúng đi. Ác mộng hơn nữa là các khách đáng ghét này còn sinh sôi nảy nở trong nhà bạn. Làm sao ngăn bọn nó xâm lược? Lắp đặt cửa lưới chống muỗi là chặn chúng thôi!
-
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng ngăn bụi siêu mịn vào trong nhà
Sau côn trùng và họ hàng nhà bọ, thì bụi siêu mịn cũng là tác nhân gây ra các bệnh về hô hấp. Bụi siêu mịn còn có sức mạnh hơn côn trùng vì các hạt bụi cực nhỏ bay ồ ạt vào nhà bạn. Chúng sẽ âm thầm tấn công phổi của bạn và gia đình. Có cửa lưới chống muỗi này là bụi siêu mịn sẽ bị kẹt lại ở lưới và không bay vào không gian bên trong.
-
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng giúp tiết kiệm điện năng
Không phải tiết Trời lúc nào cũng oi nóng. Có những ngày thời tiết-khí hậu mát mẻ và ôn hòa, thì chúng ta mở toang cửa sổ. Muốn mở cửa sổ vô tư, thì hàng rào bảo vệ sẽ là lưới chống muỗi.
Vào những buổi chiều sau cơn mưa, mở cửa sổ để tận hưởng không khí trong lành. Có cửa lưới chống muỗi, bạn không phải sợ kiến ba khoang, ruồi, muỗi,…bay vào nhà nữa.
-
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng Không cần phải dùng mùng màn chống muỗi
Có phải mỗi tối trước khi ngủ, cả nhà bạn phải buông mùng màn chống muỗi xuống để chống chúng đốt? Giờ đây, bạn có thể bỏ mùng màn đó đi một khi đã lắp cửa chống muỗi. Các bé yêu nhà bạn cũng không cần phải mặc quần áo dài tay để phòng con bọ hoặc muỗi cắn nữa.
Khi có cửa lưới chống muỗi rồi, gia đình bạn thoải mái sinh hoạt không gian trong nhà. Không ai phải lo lắng hay sợ hãi khi muỗi và các côn trùng tấn công nhà mình. Khi cần vệ sinh cửa, bạn chỉ cần tháo phần lưới.
-
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng đa dạng kiểu dáng và màu sắc cho khách hàng ưa thích thẩm mỹ đẹp
Lắp cửa dạng này có làm xấu đi ngôi nhà không? Hãy yên tâm về vấn đề thẩm mỹ vì cửa lưới chống muỗi có đa dạng màu sắc và mẫu mã. Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể yêu cầu nhà cung cấp cửa chống muỗi có sơn màu phù hợp. Vì vậy sẽ góp phần làm đẹp ngôi nhà của bạn.
-
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng Tạo không gian thoáng mát và đón ánh nắng vào nhà
Không chỉ xua đuổi ruồi muỗi và các côn trùng, cửa lưới chống muỗi còn là thiết bị tạo ra không gian thoáng mát. Vì các khe hở trên tấm lưới nhỏ vừa đủ để đón gió và ánh nắng vào nhà. Lớp lưới khá mỏng nên gió và ánh sáng vẫn lọt qua dễ dàng. Thay vì phải đóng kín cửa thì việc sử dụng cửa chống muỗi giúp duy trì được ánh sáng, gió vào nhà. Bạn có thể lắp cửa trong nhà hoặc ngoài vườn.
-
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng tạo không gian sống an toàn và sạch sẽ
Nếu nhà bạn thuộc vùng ngoại ô hoặc nông thôn, cửa lưới chống muỗi cản muỗi, côn trùng và rắn rết. Ngôi nhà bạn sẽ trở nên an toàn và sạch sẽ hơn.
-
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng có Một số loại lưới chống được chuột
Một số loại cửa có lưới làm bằng inox 304 sẽ rất cứng cấp, qua đó không những giúp chống muỗi mà còn chống được cả chuột xâm nhập nhà bạn.
3. Cấu tạo của cửa lưới chống muỗi
Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng có Cấu tạo cơ bản bao gồm 2 phần: phần lưới bên trong và khung nhôm bao bên ngoài.
-
Phần lưới của Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng
Hiện có 3 loại lưới chống muỗi: lưới chống muỗi inox (304), lưới chống muỗi sợi thủy tinh và lưới nhựa PE.
-
Phần khung của Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng
Thông thường, khung của cửa chống muỗi là khung nhôm hoặc nhôm xingfa có phun sơn tĩnh điện. Một số lưới chống muỗi sợi thủy tinh thì có khung bằng nam châm. Cả hai chất liệu này đều không bị rỉ sét và biến dạng khung cửa.
Sơn tĩnh điện không chỉ là lớp bảo vệ cho phần khung nhôm cửa bên trong mà còn tạo tính thẩm mỹ cho cửa. Một số khung cửa được làm từ thanh nhựa nhưng ít được người tiêu dùng ưa chuộng bởi nó không bền lắm.
Còn một loại khung cửa cho dạng cửa chống muỗi là khung lưới cố định. Đó là khung lưới đã được đóng chặt vào cửa sổ hoặc cửa chính. Nếu sử dụng khung cửa này, thì các bạn sẽ khó tháo rời để vệ sinh tấm lưới. Bù lại thì, khung này sẽ không đòi hỏi bạn phải mở nhiều lớp như với các loại cửa chống muỗi trên.
II. Phân loại Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng, ưu và nhược điểm của cửa lưới chống muỗi
1) Các hệ Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng phổ biến
Sau khi phân loại cửa chống muỗi dựa theo nguyên vật liệu (lưới & khung cửa), chúng ta cùng phân loại cửa chống muỗi theo nhu cầu, mục đích và hệ cửa.
-
Theo hệ cửa chống muỗi
Xét theo hệ cửa thì chúng ta có thể lắp lưới chống muỗi cửa sổ hoặc cửa ra vào.
Đối với cửa lưới chống muỗi cửa sổ gồm các mẫu cửa sau:
- Loại cửa lưới lùa
- Loại cửa lưới cánh mở
- Loại cửa lưới xếp có ray
- Loại cửa lưới chống muỗi tự cuốn.
Đối với cửa lưới chống muỗi cửa chính gồm các mẫu cửa sau:
- Cửa chống muỗi dạng lùa
- Cửa chống muỗi dạng cánh mở
- Cửa lưới xếp có ray hoặc không ray.
-
Theo nhu cầu và mục đích sử dụng cửa lưới
Nếu dựa trên tiêu chí nhu cầu và mục đích sử dụng, thì cửa lưới sẽ có 5 loại chính.
- Cửa lưới chống muỗi dạng tự cuốn: Đây là loại cửa được nhiều gia đình ưa chuộng trong những năm gần đây. Nhờ có hệ thống lò xo và trục tự cuốn, đóng và mở cửa nhanh gọn. Khi không sử dụng cửa trong thời gian dài, thì bạn vẫn có thể thu gọn dễ
dàng. Mỗi khi hoạt động, cửa không phát ra tiếng ồn ào. Nói về tính thẩm mỹ, các bạn vô tư chọn mẫu. Tùy theo thiết kế nội thất nhà bạn, bạn chọn màu trắng, đen, vân gỗ hay xám ghi.
- Cửa lưới chống muỗi dạng xếp: Là loại cửa lưới cũng khá thịnh hành. Có thiết kế như chiếc nan quạt, ta xếp gọn cửa đơn giản và nhanh gọn. Bạn chỉ cần đẩy các nan cửa qua 1 bên hoặc 2 bên. Các ray dẫn sẽ hỗ trợ cửa xếp ra hoặc thu lại. Trọng lượng gọn nhẹ và dễ sử dụng, nhiều gia đình cũng thích dạng cửa này. Đa dạng mẫu mã, lắp cửa ở không gian nội thất nào cũng rất phù hợp.
- Cửa lưới chống muỗi dạng lùa: Trước đây, loại cửa này không được chuộng vì người ta chưa hiểu hết các công năng của nó. Có hệ thống bánh xe nhỏ phía dưới, bạn kéo ra hoặc kéo vào nhẹ nhàng. Chuyện kéo cửa không nặng nề đến thế! Cửa này phù hợp ở vị trí cửa sổ và cửa ra vào. Những năm gần đây, sản phẩm có nhiều mẫu mã nên phù hợp lắp ở nhiều vị trí. Hiện nay, bạn sẽ thấy có cửa lùa 2 cánh đối đầu, cửa lùa 2 cánh so le và cửa lùa 1 cánh.
- Cửa lưới chống muỗi dạng cố định: Cửa này không thịnh hành nhiều vì nó hơi kén chọn vị trí lắp đặt. Nếu nhà bạn cần lắp vào cái ô thông gió hay khung sắt của cửa sổ to, thì nên lắp loại cửa này vào. Vì lưới sẽ nằm cố định vào khung cửa luôn và bạn sẽ không di chuyển được. Nhược điểm duy nhất của nó là bạn không thể tháo cửa để vệ sinh.
- Cửa lưới chống muỗi dạng mở quay: Cửa lưới chống muỗi mở quay cũng có cấu trúc tương tự. Cửa này rất kén chọn vị trí lắp vì nó cần chiếm nhiều diện tích để thực hiện mở quay. Vì thế, cửa cũng ít được ưa chuộng do hơi to và chiếm nhiều diện tích không gian. Nó chỉ phù hợp với các nhà có diện tích không gian rộng lớn. Như vậy, với phần lớn nhu cầu sử dụng của khách hàng thì 3 loại cửa lưới chống muỗi sau sẽ được nhiều người lựa chọn: Cửa tự cuốn, cửa dạng xếp, cừa dạng lùa.
2) Ưu – Nhược điểm các loại Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng
Trong 2 bộ phận cấu tạo nên cửa lưới chống muỗi, thì phần lưới quyết định đến hiệu quả của sản phẩm. Người mua sẽ dựa vào tính năng, ưu – nhược điểm, giá thành, vị trí sử dụng phù hợp của từng loại lưới để quyết định chọn loại cửa tương ứng.
Cùng Smartwindows tiếp tục phân tích ưu nhược điểm của 2 dòng lưới chống muỗi phổ biến trên thị trường là lưới inox 304 và sợi thủy tinh.
-
Lưới chống muỗi inox 304
- Lưới chống muỗi dạng này được sản xuất từ các sợi inox 304 được kéo nhỏ và đan dệt lại với nhau. Đường kính sợi lưới từ 0.18mm – 0.2mm. Ngoài inox 304 thì còn có inox 316, tuy nhiên lưới dệt từ inox 316 có giá thành cao, nên chỉ sử dụng trong 1 số trường hợp yêu cầu đặc biệt, còn nhu cầu hộ gia đình, cơ quản thì ít khi sử dụng tới.
- Lưới chống muỗi inox 304 có những đặc điểm sau:
- Lưới siêu cứng, siêu bền: Chịu được tác động mạnh của gió, mưa, nhiệt độ cao. Ngăn cản được chuột. Vì lý do cứng, bền nên lưới chống muỗi inox 304 thường sử dụng ở cửa sổ, để tăng tính an toàn cho cửa, chống mưa gió.
- Lưới inox có tính sáng, sang trọng, chắc chắn nên thường kết hợp trong thiết kế nội thất ngôi nhà, vị trí cửa mặt tiền, làm đẹp ngôi nhà.
- Yêu cầu kỹ thuật lắp ráp cao, tỉ mỉ.
-
Lưới chống muỗi sợi thủy tinh
- Khả năng lấp sáng nổi bật: Dù hệ thống lưới dày, nhưng sợi thủy tinh cho tới 85% ánh sáng đi qua. Vì vậy nếu nhà bạn có hạn chế về ánh sáng tự nhiên hãy chọn lưới chuống muỗi thủy tinh.
- Siêu nhẹ, siêu bền linh hoạt, có thể thay đổi hình dạng, đàn hồi: Tuy nhìn những sợi mỏng manh, nhưng lại có độ bền rất tốt.
- Lưới chống muỗi sợi thủy tinh ễ vệ sinh, dễ lắp, dễ tháo.
- Có tính chống cháy, chống tia UV, không độc hại, không mùi.
Giá thành thường thấp hơn loại lưới chống muỗi inox nhưng thời gian sử dụng ngắn hơn.
III. Các lưu ý khi lắp đặt và cách bảo quản Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng
1) Những lưu ý cần biết khi lắp đặt Cửa lưới chắn muỗi chắn côn trùng
-
Cửa lưới chống muỗi thật là tiện lợi phải không nào? Trước khi lắp cửa này vào không gian nhà bạn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
-
Nếu nhà bạn thuộc nhà phố tầng dưới và ít có gió lưu thông, lưới chống muỗi vô tình cản trở ánh sáng vào nhà. Nhà bạn cũng kém thông thoáng hơn. Vì vậy bạn nên sử dụng loại cửa có thể cuốn/xếp/lùa vào ban ngày (thời điểm ít côn trùng xâm nhập), chứ không nên sử dụng loại cửa cố định.
-
Có thể vệ sinh lưới chống muỗi nhưng sẽ hơi khó khi tháo lắp ra vào khung cửa. Bạn có thể dùng vòi nước xịt để đẩy lùi bụi bẩn tích trên mặt lưới.
-
Không nên lắp quá nhiều cửa lưới vì có thể vô tình hạ tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian nội thất.
-
Nếu bạn dự định lắp cửa ở ngoài thì nên chọn loại cửa lưới chống muỗi có cánh mở và cánh lùa. Vì 2 loại cửa này đủ khả năng chịu được mưa nắng thất thường.
-
Nếu bạn chỉ cần lắp cửa lưới chống muỗi trong không gian phòng, thì có thể chọn cửa dạng xếp hoặc tự cuốn. Một trong hai cửa này bền và có tính thẩm mỹ cao cho không gian căn nhà.
-
Nên chọn chất liệu cho phần khung và tấm lưới bên trong. Vì chúng sẽ quyết định đến công năng và giá trị thẩm mỹ cho toàn bộ cánh cửa. Khung nhôm sơn tĩnh điện hoặc khung nhôm định hình cao cấp là 2 chất liệu tốt cho phần khung cửa. Tấm lưới bên trong thì nên chọn dạng sợi thủy tinh hoặc inox 304 là 2 chất liệu cao cấp.
-
Bạn cần xem trước vị trí lắp đặt cửa thực tế như thế nào. Vì cửa nhìn bên ngoài thì thấy đẹp nhưng phải cân nhắc kiểu dáng. Điều này đảm bảo không gian ngôi nhà thông thoáng và đẹp mọi lúc.
-
Khi quyết định sắm cửa lưới chống muỗi, các bạn cần quan tâm đến thương hiệu sản phẩm và nhà cung cấp. Dành thời gian tìm hiểu sâu về 2 điều đó sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm có chất lượng và chính hang.
2) Cách bảo quản, vệ sinh cửa lưới chống muỗi đúng cách
-
Cửa lưới chống muỗi có các ô lưới nhỏ để ngăn các loại côn trùng xâm lấn vào nhà. Không chỉ bụi bẩn, xác côn trùng cũng có thể nằm vương vãi trên tấm lưới. Điều này cũng khiến nhiều gia đình e ngại chuyện vệ sinh. Giải pháp là bạn tạm thời đóng cửa để bề mặt lưới được căng phẳng. Dùng máy hút bụi để hút hết các bụi bẩn bám trên tấm lưới. Hoặc dùng bàn chải nhỏ và chà nhẹ lưới chống côn trùng.
-
Lấy 1 miếng vải mềm và sạch, nhúng ít nước và nước rửa bát để lau bề mặt dưới và khung cửa. Thao tác lau chùi vệ sinh nên nhẹ nhàng vì tránh làm thủng hay rách lưới chống muỗi. Bạn cũng không nên dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể giảm tuổi thọ mặt lưới.
-
Nếu bạn lắp cửa lưới chống côn trùng hay muỗi ở chỗ cửa ra vào thì nên chú ý thả và nhốt các vật nuôi phù hợp. Vì chúng có thể phá hỏng phần tấm lưới.
-
Tuy nhiên, bạn cần hiểu, và suy nghĩ tới việc thay vì để lượng bụi bẩn/côn trùng đó đi vào không gian nhà bạn, thì có cửa chống muỗi giữ lại. Vì vậy, việc lưới chống muỗi bị bẩn theo thời gian, chứng tỏ công năng của cửa phát huy tác dụng. Việc mình phải lau chùi cửa không đáng kể so với tác dụng mà cửa chống muỗi mang lại
-
Nếu bạn đang có cần cửa lưới chống muỗi chất lượng tốt, độ bền cao, còn được đảm bảo các chính sách bảo hành và chăm sóc khách hàng hãy liên hệ qua đường dây nóng của công ty cổ phần đầu tư Smartwindows:
Để biết thêm thông tin chi tiết ,cần tư vấn và hỗ trợ nhanh hơn quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng của công ty cổ phần đầu tư Smartwindows:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SMARTWINDOWS:
Địa chỉ: Số 18A đường Tây Làng, Thụy Hà, Bắc Hồng, Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 0915.554.055 - 0977.741.938
Email: smartwindows.jsc@gmail.com
Facebook: Cao Cap Cua Nhom
Website: smartwindowsjsc.com